charset ?>">
  • Hotline & support
  • 093 795 2662

Trên đường đi lễ Xuân đầu năm

Qua một năm ruột rối tơ tằm

Năm mới nhiều ước vọng chờ mong

May nhiều rủi ít ngóng trông,

Vui cùng pháo đỏ rượu hồng

Trong những ngày đầu xuân năm mới, việc đi đến các chốn linh thiêng (thiền viện, chùa, đình, đền…) để cầu tự điều tốt lành từ lâu đã trở thành một nếp văn hóa đẹp của người việt khắp 4 phương. Người ta có thể đi lễ thần, Phật bất kì thời gian nào trong năm để thỏa lòng mộ các đấng hiền linh, nhưng đi lễ vào dịp đầu năm được xem là quan trọng nhất bởi ai cũng tin rằng khởi đầu một năm với tấm lòng thành được thần, Phật chứng và độ trì thì cả năm đó gia đạo sẽ bình an, làm ăn được thuận lợi. Trên khắp nước Việt ta, có hàng trăm nơi thờ tự linh thiêng lớn nhỏ, là chỗ dựa tâm linh cho hàng triệu người, và chúng ta có thể thấy rõ nơi mọi người đi lễ cầu tự nhiều nhất đó là các chùa – nơi thờ Phật – điểm tâm linh của một tôn giáo lớn là Phật giáo.

Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với các bạn nơi được xem là “cái nôi của Phật giáo” – thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử tọa lạc tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, có độ cao khoảng 300m so với mặt nước biển. Truyền thuyết kể rằng, khoảng thế kỷ thứ 3, có một vị hòa thượng tên là Khương Tăng Hội dừng chân ở đây, dựng chùa truyền giáo, vì thế nơi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam.

Tới miền đất Phật này, được lễ Phật, lễ Tổ và vãn cảnh Thiền viện tôi tin rằng mọi người đều cảm thấy tâm hồn thanh thản và quên đi mọi mệt mỏi, vất vả, âu lo thế tục.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được khởi công xây dựng ngày 04/04/2004 trên nền một ngôi Chùa cổ có tên là Thiên Ân Thiền Tự, là một trong 3 ngôi Chùa cổ có từ thời vua Hùng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên (Thiên Ân Thiền Tự, Thiên Quang Thiền Tự và Hoa Long Thiền Tự).

Trong hệ thống núi đồi trùng điệp chạy tới chân trời của rừng nguyên sinh Tam Đảo, Trúc Lâm Tây Thiên tạo với các huyết mạch quốc gia như Đền Hùng, cố đô Hoa Lư, núi Tản - sông Đà và các trụ xứ Phật giáo thâm uy như Chùa Hương, Yên Tử... một thế phong thủy vững chãi, dựa lưng vào mạch núi thiêng mà tỏa xuống đồng bằng rộng mở và hướng ra biển lớn.

Ngày nay, Trúc Lâm Tây Thiên không chỉ là ngôi chùa hội tụ và gìn giữ nét tinh hoa Phật giáo cổ xưa, mà còn là nơi giảng dạy những giáo lý nhà Phật để giúp con người thoát khỏi khổ đau, mà an vui với đời. Đó là vốn văn hóa quý giá của dân tộc.

 

Ngay từ cổng Tam quan của Thiền viện nhìn lên đã thấy thấp thoáng trong mây cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Dòng thác Bạc trắng xóa như dải lụa ngân hà rơi xuống từ trời xanh điểm xuyết vào khung cảnh vốn đã rất nên thơ, hữu tình ấy thêm một đường nét mềm mại, hài hòa.

Những cây thông hàng ngàn năm tuổi, kiêu hãnh vươn mình tỏa bóng cho các lối đi. Một ngày ở đây, người ta có thể thưởng thức được dư vị của bốn mùa trong một năm: lúc bình minh là gió Xuân dịu nhẹ, trưa hè là nắng Hạ chói chang, chiều về là tiết Thu se lạnh và sương giăng mù của mùa Đông khi bóng đêm đổ xuống.

Thiền viện có tòa Đại Hùng Bửu Điện-là tòa chính điện nằm ở trung tâm cao 17m, diện tích 675m2, có sức chứa 600 người, đủ chỗ cho Phật tử và du khách thập phương ngồi thiền hoặc nghe giảng về Phật pháp. Tòa chính điện thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở chính giữa, Bồ Tát Phổ Hiền (cưỡi voi) và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (cưỡi hổ) ở hai bên. Tòa chính điện có 4 cột đá lớn treo các câu đối:

-Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến giác/ Thiền tông không lối trực ngộ đến chân như

-Phước đức sâu dầy do gieo nhân đạt quả/ Tuệ giác tròn đầy bởi bát giác gội nhuần

Bên phải chính điện là Lầu Trống. Thân trống làm bằng 1 khối gỗ mít rừng Gia Lai có đường kính 1,3m, dài 2m. Bên trái là Lầu Chuông. Chuông Đại Hồng Chung nặng 2 tấn được đúc từ một làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Huế.

Phía sau chính điện có Nhà Tổ thờ 4 vị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm là: Tổ sư Khương Tăng Hội là vị Tổ đầu tiên của Thiền tông Việt Nam và 3 vị Tổ là Sơ tổ Trúc Lâm (tức Phật hoàng Trần Nhân Tông), Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.

Tượng Phật và các tượng Tổ được làm từ đá Sa thạch là một loại đá quý có độ bền lâu dài mà người Chăm và người Ai Cập xưa thường dùng để tạc tượng. Tượng Phật Thích Ca được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là tượng Phật sa thạch lớn nhất Việt Nam.

Trong khu Thiền viện còn có: Nhà ăn phục vụ cơm chay cho các phật tử và du khách, nhà sách bán kinh phật và đồ lưu niệm, thư viện, khu nội viện gồm tăng đường, thiền đường và trai đường. Thiền viện dành khoảng 40 phòng để khách tăng và khách ni ở xa đến có thể nghỉ lại chùa tham quan và nghiên cứu Phật pháp trong khoảng thời gian từ 1 - 2 tuần. Việc ăn ở, thiền viện không thu bất cứ khoản phí nào.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên tổ chức chính hội vào ngày 14/2 âm lịch hàng năm. Trong dịp tháng Giêng, mỗi ngày có hàng ngàn du khách tới đây lễ Phật, vãn cảnh.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trung tâm tu học lớn, hàng năm thu hút rất nhiều thanh thiếu niên đến tu tập trong các khoá tu. Hiện nay nhiều gia đình ở Hà Nội gửi con lên đây để các nhà sư dạy đạo làm người, nhất là trong dịp hè. Năm 2009, đây cũng là nơi tổ chức họp Trại Thanh thiếu niên Phật tử Thủ đô.

Đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy tâm hồn mình được thanh tịnh, mọi lo toan phiền muộn được hóa giải và quan trọng hơn là tấm lòng thành của mỗi người đã được Phật chứng giám, và Ngài sẽ ban cho chúng ta nhiều phúc lành.

Nếu từ Hà Nội đi Vĩnh Phúc trong một ngày, bạn có thể kết hợp buổi sáng đi Tam Đảo viếng Đền Mẫu, chùa Vàng, thăm thác Bạc; buổi chiều trên đường về lễ Phật, vãn cảnh ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Đây là chương trình du lịch lễ hội thực sự ý nghĩa cho xuân mới 2017.

Khi đăng ký tour du lịch lễ hội của Du lịch Sức Sống Việt, bạn sẽ được tặng ngay một voucher tư vấn phong thủy do chuyên gia phong thủy hàng đầu Việt Nam tư vấn.

Chat với chúng tôi